- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BƯỚC CHÂN RỚM MÁU "TÌM QUÊ HƯƠNG"

22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 4563)


HoaThuongTueSy

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

NHỮNG BƯỚC CHÂN RỚM MÁU "TÌM QUÊ HƯƠNG"

 

Trong các bài viết tràn ngập MXH mấy hôm nay về sự ra đi của Thầy Tuệ Sĩ, tôi dừng lại rất lâu trước một stt. có trích mấy câu từ trường ca “Trường Sơn” cuả Thầy:

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối,

Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang:

Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi,

Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…

 

Theo stt. này, lúc bị bắt, công trình “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” lớn nhất của hai vị Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát - hai bậc học giả Phật giáo hàng đầu của Việt Nam, là việc soạn cuốn “Bách Khoa Phật học Đại Tự Điển”…

Mấy câu thơ trên không hiểu sao khiến tôi nghĩ tới biết bao bước chân “băng rừng vượt suối” của những người Việt giàu tâm hồn dân tộc từ hàng trăm, hàng ngàn năm qua để “Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang”, “đi tìm” giữa lúc thân phận phải tha hương vĩnh viễn như cụ Hồ Nguyên Trừng, cụ Tuệ Tĩnh, cụ Nguyễn An… hoặc “đi tìm” bằng cách tự xông vào “hang hùm nọc rắn” như cụ Nguyễn Du thời trai trẻ… Bằng trái tim thổn thức chứa chất hận tủi vì Tổ quốc đang trong vòng nô lệ, các cụ thấu hiểu biết bao “hồn ai còn hận tủi” trên quê hương điêu linh, mà “Từng con sông từng huyết lệ lan tràn”…

Tôi chợt nhớ lại bước chân “băng rừng vượt suối” của nhà sử học Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN vào tháng trước, khi ông vất vả trèo lên cột chủ quyền giữa Biển Đông tại đảo Hòn Nhạn, trong thời kỳ cùng các nhà sử học và nhân dân địa phương đi tìm lại dấu tích của Chúa Nguyễn Ánh - Vua Gia Long ở vùng Biển Phú Quốc, Kiên Giang… Tôi tình cờ đi sau nhà sử học đầu bạc trắng, và ghi lại được cả những bước chân đạp đá sắc cỏ dại của ông, như sự tái hiện về quãng đời gian truân của vị Chúa Nguyễn cuối cùng đang tìm đường đi cho cả dân tộc; và trước khi đến với cái đích của mình, ngài đã tìm được Biển Đông… Đó là đoạn đời Nguyễn Vương chuẩn bị lên ngôi hoàng đế sau nhiều năm tháng lang thang trên những hòn đảo phía Tây của biển Đông - đặc biệt là quần đảo Phú Quốc, với những giấc mơ chinh phục Biển cả, bằng “Tầm nhìn biển Đông” mà gốc rễ là ý thức coi trọng chủ quyền biển đảo Tổ quốc - có cội nguồn từ Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên - người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa, xác lập chủ quyền trên các vùng hải đảo ven bờ và quần đảo Hoàng Sa, từ Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đánh thắng quân Trịnh, và hai lần chiến thắng vẻ vang hạm đội Hà Lan hùng mạnh “từng là những kẻ làm bá chủ mặt biển” (theo giám mục De Rhodes)…

Khi nhà sử học leo tới cột chủ quyền, ông đứng lặng, cặp mắt ngấn lệ, và tôi bất giác ôm chầm lấy ông; tôi thấm thía rằng: khi các nhà sử học VN hiện đại có lương tâm đang cố gắng xác định lại khát vọng Biển cả của Chúa Nguyễn Ánh-Vua Gia Long, các vị đã/ đang thực hiện một điều có ý nghĩa thật to lớn: góp phần xóa bỏ vĩnh viễn định kiến “cõng rắn cắn gà nhà” in sâu nhiều thập kỷ qua trong tâm trí người dân Việt, mở đầu cho sự nghiệp khôi phục lại sự thật lịch sử chân chính về các vị Vua & Chúa Nguyễn Đàng trong - đặc biệt là về vua Gia Long - trong công cuộc “về nguồn” nhằm giáo dục tinh hoa truyền thống Dân tộc thật sự cho các thế hệ trẻ VN trong nước và nước ngoài…

Cũng vậy, ngày hôm nay, cuộc đời, công nghiệp và trước tác của Thiền sư - nhà Phật học Thích Tuệ Sĩ tuy có thời bị hiểu lầm, bị hắt hủi, song cuối cùng đã được khôi phục lại giá trị đích thực… Đó cũng là Sức mạnh của tâm hồn Dân tộc mà không thế lực hắc ám nào có thể vùi dập nổi, bởi có điều thiêng liêng này làm vật bảo đảm: “Từng con sông từng huyết lệ lan tràn"…

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 20215:05 CH(Xem: 13534)
Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
17 Tháng Tư 202112:36 SA(Xem: 11114)
Trong cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, của Trần Mai Hạnh (đăng nhiều kỳ trên tuần báo Văn Nghệ từ số 12 ra ngày 18.3.2000), tác giả tưởng tượng ra cuộc đối thoại như sau giữa Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân đoàn 1 và viên Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà nẵng: “An Phran-xít xộc vào giữa lúc Trưởng đang hối thúc đám tay chân thân tín tiêu hủy tài liệu. Thấy An Phran-xít, Trưởng không trịnh trọng bước tới bắt tay như mọi khi mà chỉ cất tiếng chào: - Xin chào Ngài Tổng lãnh sự! Tôi tưởng Ngài đã ra đi. - Sân bay hỗn loạn. Không một máy bay nào lên xuống được. Người của tôi đi chưa hết. Không một ai giúp tôi. Tôi phải can thiệp và tụi lính của ngài đã xông vào hành hung tôi.
15 Tháng Tư 202112:16 SA(Xem: 11283)
Trong số những «thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa» ..., tất nhiên có cả ngày 30 tháng 4 năm 1975. Do đó, xác định lại nó như ngày thất bại chính trị văn hoá bi thảm nhất của lịch sử dân tộc, chính là góp phần giải ảo một huyền thoại nguy hại, thức tỉnh những ai còn chút lương tri để suy nghĩ một cách thực tế và trách nhiệm về tương lai đất nước. Đây không thể là một chiến thắng chính trị, vì sau đó đất nước trở lại mô hình Bắc thuộc tưởng đâu đã vĩnh viễn trôi qua, dân tộc bị phân hoá trầm trọng thành bao mảnh đối kháng (Bắc / Nam, cai trị / bị trị, trong nước / ngoài nước, trong đảng / ngoài đảng). Đây cũng không thể là một chiến thắng văn hoá khi kẻ cầm quyền đã tự tay tổ chức sự tụt hậu về mọi mặt của quốc gia (giáo dục, y tế...), phá hủy nền đạo lý cổ truyền thoát thai từ các đạo giáo toàn nhân loại mà không thay thế nổi bằng bất cứ chủ trương, chính sách giáo điều nào.
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 11991)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 11450)
Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy!
09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13445)
Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.
26 Tháng Giêng 20218:20 CH(Xem: 12797)
Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 13665)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
26 Tháng Mười 202011:50 CH(Xem: 13211)
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
20 Tháng Mười 202010:35 CH(Xem: 12345)
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.