- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BƯỚC CHÂN RỚM MÁU "TÌM QUÊ HƯƠNG"

22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 4567)


HoaThuongTueSy

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

NHỮNG BƯỚC CHÂN RỚM MÁU "TÌM QUÊ HƯƠNG"

 

Trong các bài viết tràn ngập MXH mấy hôm nay về sự ra đi của Thầy Tuệ Sĩ, tôi dừng lại rất lâu trước một stt. có trích mấy câu từ trường ca “Trường Sơn” cuả Thầy:

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối,

Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang:

Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi,

Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…

 

Theo stt. này, lúc bị bắt, công trình “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” lớn nhất của hai vị Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát - hai bậc học giả Phật giáo hàng đầu của Việt Nam, là việc soạn cuốn “Bách Khoa Phật học Đại Tự Điển”…

Mấy câu thơ trên không hiểu sao khiến tôi nghĩ tới biết bao bước chân “băng rừng vượt suối” của những người Việt giàu tâm hồn dân tộc từ hàng trăm, hàng ngàn năm qua để “Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang”, “đi tìm” giữa lúc thân phận phải tha hương vĩnh viễn như cụ Hồ Nguyên Trừng, cụ Tuệ Tĩnh, cụ Nguyễn An… hoặc “đi tìm” bằng cách tự xông vào “hang hùm nọc rắn” như cụ Nguyễn Du thời trai trẻ… Bằng trái tim thổn thức chứa chất hận tủi vì Tổ quốc đang trong vòng nô lệ, các cụ thấu hiểu biết bao “hồn ai còn hận tủi” trên quê hương điêu linh, mà “Từng con sông từng huyết lệ lan tràn”…

Tôi chợt nhớ lại bước chân “băng rừng vượt suối” của nhà sử học Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN vào tháng trước, khi ông vất vả trèo lên cột chủ quyền giữa Biển Đông tại đảo Hòn Nhạn, trong thời kỳ cùng các nhà sử học và nhân dân địa phương đi tìm lại dấu tích của Chúa Nguyễn Ánh - Vua Gia Long ở vùng Biển Phú Quốc, Kiên Giang… Tôi tình cờ đi sau nhà sử học đầu bạc trắng, và ghi lại được cả những bước chân đạp đá sắc cỏ dại của ông, như sự tái hiện về quãng đời gian truân của vị Chúa Nguyễn cuối cùng đang tìm đường đi cho cả dân tộc; và trước khi đến với cái đích của mình, ngài đã tìm được Biển Đông… Đó là đoạn đời Nguyễn Vương chuẩn bị lên ngôi hoàng đế sau nhiều năm tháng lang thang trên những hòn đảo phía Tây của biển Đông - đặc biệt là quần đảo Phú Quốc, với những giấc mơ chinh phục Biển cả, bằng “Tầm nhìn biển Đông” mà gốc rễ là ý thức coi trọng chủ quyền biển đảo Tổ quốc - có cội nguồn từ Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên - người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa, xác lập chủ quyền trên các vùng hải đảo ven bờ và quần đảo Hoàng Sa, từ Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đánh thắng quân Trịnh, và hai lần chiến thắng vẻ vang hạm đội Hà Lan hùng mạnh “từng là những kẻ làm bá chủ mặt biển” (theo giám mục De Rhodes)…

Khi nhà sử học leo tới cột chủ quyền, ông đứng lặng, cặp mắt ngấn lệ, và tôi bất giác ôm chầm lấy ông; tôi thấm thía rằng: khi các nhà sử học VN hiện đại có lương tâm đang cố gắng xác định lại khát vọng Biển cả của Chúa Nguyễn Ánh-Vua Gia Long, các vị đã/ đang thực hiện một điều có ý nghĩa thật to lớn: góp phần xóa bỏ vĩnh viễn định kiến “cõng rắn cắn gà nhà” in sâu nhiều thập kỷ qua trong tâm trí người dân Việt, mở đầu cho sự nghiệp khôi phục lại sự thật lịch sử chân chính về các vị Vua & Chúa Nguyễn Đàng trong - đặc biệt là về vua Gia Long - trong công cuộc “về nguồn” nhằm giáo dục tinh hoa truyền thống Dân tộc thật sự cho các thế hệ trẻ VN trong nước và nước ngoài…

Cũng vậy, ngày hôm nay, cuộc đời, công nghiệp và trước tác của Thiền sư - nhà Phật học Thích Tuệ Sĩ tuy có thời bị hiểu lầm, bị hắt hủi, song cuối cùng đã được khôi phục lại giá trị đích thực… Đó cũng là Sức mạnh của tâm hồn Dân tộc mà không thế lực hắc ám nào có thể vùi dập nổi, bởi có điều thiêng liêng này làm vật bảo đảm: “Từng con sông từng huyết lệ lan tràn"…

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 20224:09 CH(Xem: 11856)
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng gía trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới. Thế nhưng, ở một nơi xa kia, có một ông già gầy gò, ốm yếu, tóc bạc hàng ngày đến thư viện các trường đại học ở Mỹ để photo các tài liệu về văn chương Miền Nam Việt Nam, hàng ngày ông “ngồi khâu lại di sản”, vá lại một nền văn học đã bị đốt cháy trên chính quê hương mình, tự mình thành lập tủ sách di sản văn chương Miền Nam nhằm lưu giữ, chia xẻ lại cho đời sau, đó là nhà văn Trần Hoài Thư.
28 Tháng Mười Hai 202110:43 CH(Xem: 10370)
Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.
15 Tháng Mười Hai 20219:00 CH(Xem: 10317)
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau: “Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
08 Tháng Mười Hai 202110:17 CH(Xem: 9972)
Chúng tôi xin được lấy tên thiên tiểu luận đặc sắc Một cuốn kinh về tình thương [12, tr.139] của nhà văn Lưu Trọng Lư làm nhân lõi cho nội dung bài viết này. Người viết vốn được mệnh danh là “nhà văn của tình thương” từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước đã “chiêu tuyết” cho nhân vật từng bị phán xét là “đĩ đứng đầu” bằng những lời nồng nhiệt, đặc biệt nhận định Thúy Kiều là “kẻ có một mối từ tâm lớn” [13, tr.1690]. Và suốt từ khi Truyện Kiều ra đời đến nay, tình thương hay “mối từ tâm lớn” toát ra từ kiệt tác này cùng những giá trị nội dung tư tưởng nhiều mặt của nó đã/ đang được bàn luận sôi nổi, với nhiều lý thuyết cũ - mới chắc không bao giờ chấm dứt…
28 Tháng Mười Một 20219:39 CH(Xem: 9922)
Xem xong phim “LEVIATHAN”, tôi nhớ tới bộ phim màu Liên-xô “ILIA MUROMET” từ hơn nửa thế kỷ trước và chợt nghĩ: nhiều người có tuổi thơ đã từng say mê dán mắt trên màn ảnh bộ phim quay về một câu chuyện cổ tích Nga nọ, nếu hôm nay được xem bộ phim Nga hiện đại “LEVIATHAN” dựa theo câu chuyện về một quái vật thần thoại trong Kinh Thánh, chắc sẽ bàng hoàng, ngỡ ngàng đến đau đớn… Cái vẻ đẹp phi thường của dũng sĩ huyền thoại Nga chiến thắng rồng lửa nhiều đầu để bảo vệ hạnh phúc dân lành giờ đã biến mất tăm, chỉ còn lại trên đất nước hùng vĩ ấy sự thống trị & lộng hành của cái ác, sự giả dối đáng kinh tởm, trở thành lãnh địa của những kẻ ngang nhiên chà đạp lên quyền sống người lương thiện, bên đống xương mục của Cá Ông voi,Vua Biển cả - vết tích sót lại của một thời cổ tích tựa ánh tàn của mơ ước Con người từ ngàn xưa đang hấp hối…
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 11774)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10692)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 10753)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 10729)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 10019)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…