- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHỢ LỚN QUI NHƠN

16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4779)
Chợ Lớn QUI NHON ngày xưa

CHỢ LỚN QUI NHƠ NGÀY XƯA- nguồn YUME.VN



Thái Thanh

CHỢ LỚN QUI NHƠN 

 

 

Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.

 

Nhà ba má tôi ngày xưa ở gần sát chợ lớn Qui Nhơn.

Sau này tôi có nhà riêng, xui khiến sao nhà tôi cũng sát chợ Đầm Qui Nhơn.

 Tôi là dân chợ, tôi lớn lên tại các chợ gần nhà cho đến thời làm mẹ làm bà với ắp đầy kỷ niệm thân thương. Thuở nhỏ, tôi thường chạy ra chợ nhìn ngắm hàng hóa người ta trưng bày trong sạp để bán. Nhất là những ngày sắp Noel hay giáp tết khu xóm chợ đông đúc hẵn lên. Nhà tôi hồi đó má tôi bán đường đậu, bán gạo, bán đồ nhôm nhựa người mua kẻ bán đông vui lắm. Ba tôi là một thương gia nhưng ba rất coi trọng việc học hành của con nên con gái con trai đều cho đi học hết, hồi đó tôi không có ý niệm gì trong đầu rằng lớn lên tôi làm nghề buôn bán cả, chỉ biết vui học cùng trường lớp thầy cô bạn bè nên tôi khờ đặc không lanh khôn như mấy đứa con nhà buôn bân ở chợ.

 

Năm tôi đi dạy học ở miền quê, tôi ham chơi ra trường trễ, các bạn của tôi đã nghĩ rằng tôi là dân ở chợ chắc đanh đá khôn ngoan lắm ai dè ngược lại như vậy. Rồi sau đó tôi bị mất dạy vì đi vượt biên không trót lọt. Cuối cùng rồi có chồng sinh con và lăn ra chợ buôn bán kiếm sống nuôi con năm tôi chỉ mới tròn 26 tuổi.

 

Tôi bán mật hàng đồ chơi trẻ em và đồ si mạ trang sức cho phụ nữ. Nhờ buôn bán ở chợ lớn Qui Nhơn tôi đủ sức nuôi con, tôi có niềm vui chia sẻ mỗi ngày. Thời đó sau 1975 thời cấm chợ ngăn sông nên rất khó có được một sạp hàng buôn bán ở chợ, vì mấy ông Việt cộng ở Bắc về nói dân buôn ở chợ  là dân: "ngồi trong mát ăn bát vàng" không cho người trẻ ra bán ở chợ, may tôi nhờ ông chú bên chồng làm chức chủ tịch liên khu 5 mới xin lô được. Dân bán chợ luôn bị  hạch sâch coi thường, chúng tôi bị đóng thuế cao, đóng công trái, hàng hóa thì bị bắt bớ trên đường đi cho đến lúc bán ra cho khách hàng, mọi hoạt động gì mà nhà nước cần huy động vốn đều bắt buộc tiểu thương phải đóng góp nhiều  ... Chúng tôi lại bị coi thường dân buôn là loại dân ít học không đủ trình độ để đi làm nhà nước, song nghĩ cho thấu đáo vào thì lý lịch có tốt đâu mà xin việc được.

 

Nhưng nhìn chung những bà mẹ buôn bán ở chợ lại sinh ra và nuôi con thành đạt rất nhiều đa phần đều có con là bác sĩ kỹ sư.

Một phụ nữ buôn bán ở chợ thường rất thủy chung vì suốt cả ngày từ sáng sớm cho đến tối cả những ngày nghỉ trong tuần họ đều buôn bán,  đồng tiền kiếm được là đồng tiền từ công sức tằn tiện của mình, họ sẽ lo từng bữa cơm, từng cái áo vật dụng cho chồng con. Hồi đó tôi thường dắt con ra chợ khi rảnh rỗi kèm nó học. Con tôi học luôn đứng nhất lớp thời đó. Phụ nữ bán ở chợ không có ngày nghỉ nào cho riêng mình, quanh năm buôn bán, có được món ngon vật lạ dành dụm mua về cho chồng cho con không biết đàn đúm đi chơi bè bạn bồ bịch gì.

 

Tôi nhớ cái thời buôn bân phồn thịnh những ngày tết trung thu, tết tây tết ta và noel chúng tôi buôn bán liền tay không biết mỏi mệt là gì. 

Tôi nhớ những người bạn hàng thân thương chung thủy mua hàng mình từ thời trẻ đến phơ phơ đầu bạc. Hồi đó nếu lỡ mất một người bạn hàng là lòng xốn xang bần thần như mất một người tình vậy đó nhưng lạ là như theo quy luật; thường khi ta mất người này lại có người khác ...

Tôi yêu cái chợ lớn Qui nhơn. Yêu cái nghề buôn bán này, nên hồi đó tôi cứ nghĩ mình sẽ bán cho đến già thật già để mình có tiền cho cháu ăn quà. Nhưng rồi sự cố. Chợ lớn Qui Nhơn bị cháy tan hoang, bao nhiêu vốn liếng, bao ước mơ ấp ủ đã không còn.

Ngày ấy có mình tôi là thảm nhất. Ai cũng có chồng con, có còn của để dành. Còn tôi lại đem gởi hết tài sản mình trong cái lô hàng, khi chợ cháy ba má đều mất, chồng cũng không còn, hai đứa con thì đang học đại học. Tôi trắng trơn trơ trụi đôi tay ...

 

Sau đó chúng tôi phải bán tại chợ tạm và chờ cho đến ngày ông nhà nước bán cái chợ lại cho nhà đầu tư, họ xây thành Trung tâm thương mại An phú Thịnh bây giờ.

Mất tài sản. Mất bạn hàng. Mất đi cái chợ truyền thống mộc mạc gần gũi thân quen ngày xưa cũ.

Tôi phải vay mượn để mua lại hàng về bán ...

Và thời gian cứ trôi đi, tóc tôi cũng đã ngã màu chiều, tôi chậm chạp hơn xưa mua bán không còn đắt đỏ nữa nhường chỗ cho bọn trẻ lớn lên kế tục. Bây giờ thì buôn bán được mở rộng hơn, người ta tự do mua bán đủ mọi hình thức cũng là lúc tôi không còn chỗ để chen chân chợ đời.

 

Tôi dần xa chợ cho đến ngày rời bỏ tất cả để vào Sài Gòn sống cùng cháu con.

Nhớ chợ lớn Qui Nhơn. Nỗi nhớ ủ hoài trong trí nhớ, nhớ cả một thời thanh xuân tôi gởi trọn nơi này.  Xin cảm ơn tất cả những người bạn hàng thân thương ngày cũ. Cảm ơn Trời Phật đã cho con có duyên lành đến với chợ Qui Nhơn. Cảm ơn ba má đã giúp con tồn tại cùng chợ cho đến ngày cuối cùng này ...

 

 

Thái Thanh

(Sài Gòn 7/9/2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 8816)
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối. Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 7269)
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.
22 Tháng Sáu 20221:27 SA(Xem: 8312)
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15. Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 9162)
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…
25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 8039)
“Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi…
29 Tháng Tư 20221:40 SA(Xem: 8658)
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 8866)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
20 Tháng Ba 20228:41 CH(Xem: 8899)
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ. Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước: ” Dạ, em làm đĩ ”.
25 Tháng Hai 20226:47 CH(Xem: 9820)
Chợ An Đông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954, năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương. Chung cư An Đông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu hình chữ L, bao quây lấy chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.
24 Tháng Giêng 202210:36 CH(Xem: 10039)
Buổi sáng hôm nay có gì mới ?. Rất mới hơn những ngày hôm qua, vì bởi, nó bước sang một năm 2022 . không chỉ một tờ lịch vừa rơi xuống , mà rớt nguyên cả lốc . Ngày hôm qua của 2021 đã trở thành quá vãng.