- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Có một lời cầu hôn trước tượng Chúa

05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117078)

 

 

 nhathoducba_paris-content

Notre Dame de Paris_Photo Lữ Quỳnh


Tặng Jacques Ng.

 

Nước Pháp với dân số 67 triệu, mà khách du lịch nước ngoài hàng năm có tới 80 triệu người, dẫn đầu trước Tây Ban Nha và Mỹ, Ý. Những lúc nghỉ chân bên bờ sông hay trong công viên, Thạch kể về những tháng năm đầu tiên đến Pháp. Qua câu chuyện, tôi được biết cuộc sống Thạch ổn định, các con khôn lớn và đều thành đạt. Thạch bị bệnh thận nặng, phải lọc máu mỗi tuần ba lần từ 5 năm nay, thế mà vẫn đi thoăn thoắt, bước hai bậc cấp một, thỉnh thoảng còn dừng lại hỏi tôi anh có mệt không?

Rue De La Paix, không biết có phải là con đường chính, tôi thấy người đi bộ nhiều, trông nó đẹp, sầm uất với nhiều cửa hàng lộng lẫy, như đại lộ Oxford bên Luân Đôn.

Lúc chúng tôi dừng trước Notre Dame de Paris, du khách đã xếp hàng dài để lần lượt đi vào cánh phải của nhà thờ. Ngay cửa vào có một quầy bán tượng và hình ảnh lưu niệm Rải rác bên trong, đặt những chiếc máy như máy rút tiền ATM, để du khách tự động bỏ vào hai euro và nhận lại một medal tròn, màu vàng, trên một mặt có khắc hình nhà thờ, mặt kia có hình thập tự với giòng chữ Cathedrale Notre-Dame de Paris.

Nhà thờ bắt đầu xây dựng từ 1163 cho đến 1345 mới hoàn thành. Mái vòm cao với những khối đường nét tuyệt mỹ. Những khung kính lớn lộng lẫy nhiều màu sắc tồn tại từ bao thế kỷ nay. Rất nhiều tượng mang ý nghĩa trong Kinh Thánh, mà tôi là người mến Chúa nhưng ngoại đạo, không thể nào hiểu hết. Cùng với các tín đồ đang cầu nguyện, tôi ngồi xuống một băng ghế sát tường, bên cạnh tôi là Kim. Thạch ngồi ở dãy ghế giữa. Tôi nhìn tượng Chúa trên cao, cảm thấy lòng thanh thản. Đây là lần thứ hai tôi vào nhà thờ, không ngờ lại là một nhà thờ nổi tiếng, mà văn hào Victor Hugo đã mượn bối cảnh để viết tác phẩm bất hủ The Hunchback of Notre-Dame ( ở Việt Nam, anh Trần Quang Huề chuyển ngữ “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” trước năm bảy lăm.)

Còn lần thứ nhất tôi vào nhà thờ, cách nay hơn bốn mươi năm, ở một thành phố nhỏ ven biển miền trung. Lần đó còn rất trẻ, vào một buổi sáng tôi đưa người bạn gái vào đây. Nhà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.

Bây giờ người con gái thuở ấy đang có mặt ở đây, trong ngôi nhà thờ danh tiếng Notre-Dame, cách xa nhà thờ năm xưa nửa vòng trái đất. Người con gái với áo dài lụa trắng được đón đưa trước cổng trường Sư Phạm ngày nào, giờ đây với mái tóc điểm nhiều sợi bạc, hạnh phúc vượt qua những tháng năm đầy khó khăn, gian khổ bên cạnh chồng con.

Tôi nhìn lên tượng Chúa nhân từ giữa giáo đường uy nghi rộng lớn, và như khi đứng trước Chúa bốn mươi năm về trước ở quê nhà, tôi thầm ngõ lời cám ơn.

Thạch ngồi ở hàng ghế giữa, mắt nhắm, miệng lâm râm cầu nguyện.

Chúng tôi đi vòng lối ra ở cánh trái nhà thờ. Những bức tường bên ngoài với nhiều phù điêu, hình tượng nghệ thuật rất đẹp được trang trí công phu, nói lên tài nghệ tuyệt vời của những điêu khắc gia các thế kỷ trước. 

Ra khỏi nhà thờ băng qua đường, chúng tôi ghé một quán cà phê, ngồi ở dãy bàn đặt dọc vỉa hè giữa đám đông du khách. Thạch luôn miệng nhắc sóc, anh có mệt không? Tôi thấy thương Thạch, vì người bệnh mỗi tuần phải lọc máu ba lần lại luôn quan tâm đến người tương đối còn sức khỏe tốt./.

LỮ QUỲNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201911:38 SA(Xem: 21070)
Mảnh giấy không đề tên người nhận, cũng chẳng ký tên người viết, song tôi thuộc tuồng chữ của Thiện, cái tuồng chữ với những phụ âm d, đ, t, th, k, kh, vân vân... đâm thẳng lên trời và cao hơn bình thường như muốn nổi loạn, và những nguyên âm thấp, cam phận, tự nén. Bên dưới hai câu thơ là dòng chữ vỏn vẹn: "Nếu không đoán được ai là tác giả của hai câu thơ trên thì sẽ không về nữa."
20 Tháng Hai 20198:42 CH(Xem: 23999)
Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách -- chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.
25 Tháng Giêng 20198:02 CH(Xem: 24944)
Từ Huế ra đến Quảng Trị mấy ngày đầu năm 2019 là những ngày ủ dột mưa. Sau bài viết: Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở Hải ngoại. VOA 07.06.2018, tôi có ước muốn trở lại thăm Nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quận Hải Lăng Quảng Trị, nơi đã từng có một quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo của Giáo sư điêu khắc Lê Ngọc Huệ cùng đám môn sinh trong đó có Mai Chửng với chủ đề Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi. (3)
03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 21092)
Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.
04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 22790)
Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23819)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt.
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 24014)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23665)
Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở VN. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?".
24 Tháng Tám 20187:38 CH(Xem: 25830)
Tôi khởi viết những trang Nhật Ký Cuối Đời này, từ đầu năm 2016, sau ngày mẹ tôi từ trần tại Los Angeles, CA, ngày 27/11 Ất Mùi, tức Thứ Tư, 6/1/2016. Mẹ sinh ngày 7/3 Mậu Ngọ [7/4/1918], tại Phụng Viện thượng, Bình Giang, Hải Dương, thọ 99 tuổi ta. Cha tôi, sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918], mất sớm, ngày 8/3 Kỷ Mùi [4/4/1979], khi mới 62 tuổi, ở Sài Gòn. Khi gia đình ly tán—tôi lưu vong ra hải ngoại, anh trai tôi bị đưa ra bắc “cải tạo”—thuật ngữ tuyên truyền xảo quyệt của những người tự nhận Cộng Sản, dù chẳng hiểu Cộng Sản là gì, và trên thực chẩt, chỉ vẹt nhái theo Trung Cộng, vì Karl Marx và Friedrich Engels không hề nói đến góp chung tài sản, mà chỉ hoang tưởng ngợi ca một xã hội nguyên thủy công hữu [communism].
17 Tháng Bảy 20182:02 CH(Xem: 22813)
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!