- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẾN XƯA

26 Tháng Mười 202011:55 CH(Xem: 14289)
BEN XUA

Ảnh minh họa: Người mẫu Tô Loan

BẾN XƯA

 

Thời gian ơi! có hẹn hò?

Bỗng dưng gõ cửa con đò bến xưa

Vạt chiều hương nắng lưa thưa

Thênh thang gót bước gọi mùa dấu yêu

 

Mơn man gió khúc dặt diù

Vòng tay ấm áp ru chiều mênh mang

Gửi hồn theo dấu nồng nàn

Thu gieo mộng ước…xanh vàn ý thơ

 

Lắng trầm nhịp đắm cung tơ

Nhành hoa cài tóc buông hờ bướm say

Ngạt ngào nở đóa hương bay

Vườn thu xao động, gió lay xuân tình

 

Bến xưa lưu luyến ta, mình

Dấu yêu một thuở, bóng hình yêu thương.

 

                                   Nhật Quang

 

SAO ĐÊM

 

Dỗ dành giấc mộng đêm xanh

sương rơi đọng lá long lanh giọt trầm

không gian lắng tĩnh thanh âm

sao đêm mờ ảo lặng thầm mênh mông

 

Hồn chơi vơi giữa thinh không

cà phê giọt ấm, giọt nồng dấu môi

bâng khuâng ký ức bồi hồi

chạm hương tóc rối, gió rời rã buông

 

Xanh xao năm ngón tay suông

vuốt ve cảm xúc thoáng buồn xa xăm

chơ vơ hiên lạnh giọt trăng

khép đêm mắt trắng hút thăm thẳm sâù

 

Đèn vàng phố vắng canh thâu

Sao đêm rơi chạm một màu hư vô.

 

                                   Nhật Quang

 

SÀI GÒN CHIỀU MƯA    

 

Tiếng mưa rơi rơi trên phím đời lặng lẽ

Thanh âm buồn ray rứt mãi dài thêm

Từng giọt đẫm lên cung sầu khe khẽ

Bâng khuâng lòng mưa nặng khúc niềm riêng

 

Sài Gòn chiều mưa nghe hắt hiu lòng phố

Bước em đi  vương gót nhớ nào nguôi

Năm tháng trôi, rêu phong nhòa phai lối

Góc phố chiều lặng lẽ dấu chân côi

 

Sài Gòn chiều mưa dâng niềm trăn trở

Ngập lòng người, ngập ướt cả hồn thơ

Bao xúc cảm trôi theo ngày dang dở

Bên hiên đời, một người mãi bơ vơ.

 

                                          Nhật Quang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tư 20216:58 CH(Xem: 12585)
Từ trung tâm Luân Đôn, hãng tuyển dụng do tòa báo X thuê gọi cho một nhà báo là tài năng của hãng BBS (Bờ bờ Sông) có trụ sở quốc gia đặt tại xứ Tô Cách Lan: “Này, bọn keo đó trả cô cậu bao nhiêu một năm?” “Dạ ngần này ạ”, tài năng đáp. “Cái gì? Thật chó chết! À, chỉ định nói là chết tiệt thôi, gấp rưỡi nhé?”, nhà tư vấn tuyển dụng bảo. “Ôi tuyệt vời ạ! Em đang trên mặt Trăng ư?,” tài năng đáp, ngất ngây.
14 Tháng Tư 20216:52 CH(Xem: 11904)
Ngày tôi theo chồng đến thành phố này sinh sống, vì thường nhớ nhà nên tôi cũng thường khóc bởi cảnh vật nơi đây quá im lìm và hoang vắng đúng như cái tên Buồn Muôn Thuở mà người nào đó đã đặt. Tôi có nhiều bạn ở quê nhà nhưng ở thành phố này tôi chưa có bạn. Người bạn gái đầu tiên tôi quen là người Thượng còn rất trẻ tên là Sai Luông. Sai Luông một tuần một lần đem rau muống từ trong buôn làng của cô ra chợ Ban Mê Thuột bán. Sai Luông chỉ bán mỗi một thứ là rau muống thôi. Mỗi lần đi bán như vậy, Sai Luông gùi trên lưng hai mươi lăm bó, có đôi khi hơn được một vài bó. Tôi nghĩ, Sai Luông bán như vậy sẽ không được bao nhiêu tiền nên tôi thường mua ủng hộ mỗi lần ba bốn bó. Mua riết rồi Sai Luông và tôi quen nhau.
12 Tháng Tư 202111:48 CH(Xem: 12156)
Thầy tôi là anh trai tráng trong làng, học cuối đệ nhất cấp, lớp đệ tứ, tức lớp 9 bây giờ, thầy về làng dạy học. Ngôi trường- đình làng đó cách xa với khu dân cư, nó tọa lạc trong khu đất rộng. Ban ngày, khu đó náo nhiệt với lũ học trò chúng tôi, quậy lên đó không khí của sự sống, vô tư hồn nhiên. Nhưng khi bóng chiều buông xuống thì khu đình đó bước sang một thế giới khác, thế giới của loài dơi, của lũ chim ăn đêm và là thế giới của sự tưởng tượng, hoang tưởng phong phú của con người.
12 Tháng Tư 202111:34 CH(Xem: 13541)
Không buồn mà cũng chẳng vui / Hai con mắt mở bùi ngùi nhìn ta / Đường đời còn biết bao xa / Ai người đứng đó chờ ta cùng về.
11 Tháng Tư 202111:41 CH(Xem: 14269)
Có nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ tháng ba / Dịu nhẹ thôi mà sao tha thiết thế / Mật bưởi dậy thì, hoa xoan thẹn thùng ấp màu yêu / Ngõ xưa lao xao màu áo cưới / Con đường làng khấp khởi sóng đôi. /
09 Tháng Tư 20212:33 SA(Xem: 13824)
hồn nhiên những ngón tay / chắc hẳn chưa muốn vờn lên mặt những kí tự / lệnh thức bất lực trước cú pháp của ngôn từ / chỉ cần nhắm mắt / ý tưởng vời vợi hiện tiếng gõ phím reo lên
09 Tháng Tư 20212:20 SA(Xem: 14823)
Nhắc tôi nhớ mùa lá xanh kỷ niệm / Ươm ước mơ… nở nụ biếc Giêng hai / Vương nắng lụa, phố xuân in dấu hài / Hàng me ngát gió thơm làn tóc rối
01 Tháng Tư 20214:31 CH(Xem: 13017)
Vào một ngày đầu hè năm 2019, tôi ngạc nhiên khi nhận được điện thoại của một người lạ, bạn ấy nói muốn gặp tôi trò chuyện vì đang làm ký sự Trịnh Công Sơn của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi hẹn gặp ở quán cà phê Trịnh Công Sơn trên đường Xuân Diệu để nghe nhạc và trao đổi cùng vài người bạn. Lúc ấy tôi mới biết bạn là Nguyễn Đức Đệ đạo diễn đang làm phim ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du” gồm 5 tập, kịch bản và cố vấn phim do nhà báo Trần Ngọc Trác ở Đà Lạt một người đam mê nhạc Trịnh đảm nhận. Anh Trác đề nghị cho anh photo tất cả tài liệu mà tôi sưu tầm được khi làm luận văn thạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tư liệu, ngày mai sẽ vào trường Đại học Quy Nhơn quay ngoại cảnh, tìm lại dấu vết cũ nơi Trịnh Công Sơn đã từng học thời gian 1962-1964. Phỏng vấn tôi xoay quanh luận văn thạc sĩ mà tôi đã làm về đề tại Trịnh Công Sơn.
31 Tháng Ba 202111:56 CH(Xem: 15103)
Cùng chung một chuyến đò ngang, / Người đà qua cõi, người... dang dở người
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 12018)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.