- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hồi sinh cơn hôn mê

07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33248)

Viết tặng những người bạn Văn đàn anh của tôi.

banmai-hoisinh-content

 Hình từ trái sang: Nguyễn Xuân Hoàng, Lữ Quỳnh, Hoàng Ngọc Biên

“thường có những giấc mơ
gặp gỡ bạn bè
những người bạn ra đi đã nhiều năm
nay kéo về
nói cười ấm áp

tôi rất vui
rất vui trong từng đêm như thế

để lúc tỉnh ra
ngồi một mình trong bóng tối
quạnh hiu”
(*)


Tháng 6, khi những cơn gió Lào khô rốc từ Vịnh Bengan thổi vào dãy Trường Sơn đem hơi nóng ngùn ngụt lửa phả vào mặt, đó là lúc các tin buồn tới tấp bay về bên tôi. Từng người, từng người bạn thay nhau giã từ cuộc chơi. Cái nóng hực lửa bên ngoài, và cái nóng trong lòng tôi ngày một dâng cao.

Mới tuần trước thôi, anh Nguyễn Xuân Hoàng vẫn còn email trả lời, anh nói bài viết này anh thích quá cho anh post trên Voa đi, tôi còn đùa anh mệt như vậy mà vẫn còn làm việc sao, tùy anh thôi. Em sẽ gửi các bài tùy bút ngắn anh đọc hàng ngày cho vui.
Đó là thời gian sau này khi biết bệnh tình anh đến giai đoạn cuối, anh đau đớn với cơn bệnh ung thư chống chọi hàng giờ, tôi không còn email hỏi thăm sức khỏe nữa. Vô ích, sáo rỗng. Đừng đụng đến vấn đề này, hãy viết những cái gì nhẹ nhàng cho anh đọc, anh vui.
Nhiều hôm sau khi hóa trị về, chắc là đau đớn lắm, không kiềm hãm nổi anh viết, anh chỉ muốn chết thôi, bây giờ ước mơ lớn nhất của anh là được chết.
Tôi biết, một người đàn ông can trường như anh mà thốt lời như vậy là đã quá giới hạn chịu đựng của con người, anh đang chống chọi với nỗi đau kinh hoàng. Bắt đầu hôm đó, tuần nào tôi cũng gửi cho anh vài câu chuyện vui, vài dòng tùy bút, không nói đến chuyện tử sinh. Tôi biết, anh muốn quên cơn đau trong những khoảng thời gian cơn bệnh không hoành hành.
Tôi xem anh như một người anh lớn, bắt đầu từ ngày Cổ Ngư giới thiệu tôi đăng bài trên trang web Tạp chí Văn của anh. Lúc đó Tạp chí Văn có trang chuyên đề TCS do chị Lệ phụ trách, bạn tôi rủ rê viết bài cho vui.
Nguyễn Xuân Hoàng với tiểu thuyết “Khu rừng hực lửa” đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Văn trước 75, những cuốn tạp chí trong tủ sách gia đình khi lớn lên tôi đã đọc. Tôi không ngờ có ngày mình lại quen biết với người chủ biên Tạp chí Văn này.
Anh nhiều lần gửi các tập Tạp chí Văn về cho tôi nhưng lần nào cũng “thất lạc”. Mấy năm trước, anh đề nghị tôi cho anh post bài trên Voa tiengviet, trang blog văn học nghệ thuật của anh. Tôi cộng tác với trang nhà của anh từ đó. Tôi tin một giáo sư am tường Triết học, một nhà văn dày dạn kinh nghiệm như anh, chắc chắn hiểu rỏ lẽ vô thường, và anh đã dọn sẵn cho mình những giây phút cuối thanh thản nhẹ nhàng. Trong “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” anh đã từng viết: Đừng sợ. Sống thì khó chứ chết thì ai mà chẳng có phần.

Hôm qua, tôi điện thoại thăm cô Chi nhân ngày giỗ thầy Giác, nghe giọng nói của tôi cô Chi mừng tủi, cô bật khóc rồi cố kìm nén, cô nói, cô mừng lắm, nghe giọng em cô mừng lắm. Thắp giúp em một nén nhang trên bàn thờ thầy nha cô. Năm nay cô mãn tang, bạn bè của thầy về đông lắm em, cô làm giỗ thầy hôm chủ nhật rồi, không phải hôm nay, vì ở Mỹ người ta làm gì cũng chờ đến chủ nhật, ngày thường họ đi làm hết. Giỗ thầy cũng vậy đó em.
Cô thông báo ông Tạ Chí Đại Trường bạn thầy cũng đang nguy kịch, ông ấy ở một mình không có gia đình, cô vào thăm luôn, mấy hôm trước cô thấy ông ấy không còn tỉnh nữa, đã mê sảng rồi. Ông Nguyễn Xuân Hoàng thì cũng đang chống chọi ở giai đoạn cuối, chị Vy vợ ông cũng đau nặng chạy thận vô ra nhà thương hàng ngày. Anh Lữ Quỳnh sức khỏe cũng đang có vấn đề, nghe nói đang dò tìm các mạch máu trên não, không biết ác tính hay lành tính đây.
Những tin tức này tôi đã biết, nhưng nghe cô nói tôi vẫn nao lòng, cuộc đời thật quá phù du cô ơi, ai rồi cũng đến ngày đó mà, em rồi cũng vậy thôi.

Hai tuần trước, anh Nguyên Minh email mời gọi tôi viết chuyên đề về Lữ Quỳnh trên tạp chí Quán Văn, tôi nhận lời nhưng đến bây giờ vẫn còn loay hoay. Bao lần viết, rồi bao lần xóa.

Với tôi, Lữ Quỳnh như một người anh trai mà tôi trân quý.
Tôi quen anh cũng thật tình cờ.
Một ngày mùa hè mấy năm về trước, tôi bắt gặp bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu tập truyện “Những cơn mưa mùa đông” của Lữ Quỳnh do nhà xuất bản của Trần Hoài Thư ấn hành. Tôi email cho Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh hỏi thăm về tập sách, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng Văn chương hải ngoại.
Ngay lập tức tôi nhận được phản hồi, và một tháng sau tôi nhận sách của anh từ một người bạn đem về nước. Anh nói, sách bên này gửi qua bưu điện thường thất lạc.
Khi biết tôi là tác giả tập sách “TCS vết chân dã tràng” anh rất vui.
Mấy ngày sau, Lữ Quỳnh email hỏi tôi tập sách TCS ở Việt Nam ra sao rồi, báo chí dòng chính mấy năm trước đánh tơi bời em có ảnh hưởng gì không? Sách có được tái bản không? Tôi nói em vẫn bình thường, sách bán hết rồi, người tìm mua không có. Sau khi báo chí đưa tin, Cục Xuất Bản đã yêu cầu lần sau tái bản phải chỉnh sửa lại phần “TCS và Chiến tranh Việt Nam” nên có lẽ em sẽ không tái bản lúc này vì em muốn giữ nguyên quan điểm của mình.
Thật bất ngờ, khi tôi nghe anh nói anh sẽ gọi điện thoại cho NXB Văn Mới tại Cali, giúp tôi xuất bản sách tại Mỹ. Anh thấy sách của em in ở Việt Nam có bày bán bên này. TCS là bạn của anh, và anh muốn những cuốn sách nghiêm túc viết về bạn của mình được phổ biến rộng rãi cho người Việt đọc. Và chỉ trong vòng 4 tháng tập sách đã tái bản ở Mỹ, một điều mà tôi không dám nghĩ đến. Với tôi, đó là một ân tình tôi không bao giờ quên.


Lần đầu tiên gặp anh ở Huế, nhân dịp khai mạc phòng tranh Đinh Cường tại Nguyễn Trường Tộ ngôi nhà ngày xưa của Trịnh Công Sơn, anh từ tốn, chân tình và rất chu đáo. Tôi thật hạnh phúc và may mắn có được những người bạn như các anh, những người bạn lớn hơn tôi mấy thế hệ mà tôi kính trọng, bên họ tôi luôn có cảm giác an toàn, ấm áp.

Giờ đây, nghe tin các anh đều bạo bệnh, tôi thật đau buồn, ở xa không biết làm gì chỉ biết ngóng tin. Lâu lâu anh Lữ Quỳnh điện thoại thăm hỏi là tôi vui cả ngày.


Tôi vẫn còn nhớ ngày Cao Xuân Huy bệnh nặng, Trần Vũ báo tin, tôi điện thoại xin phép anh làm chuyên đề trên Vanchuongviet nhưng chưa kịp thực hiện anh đã mệnh chung, ngày đó tôi ân hận hoài. Rồi đến cái chết của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh, người mà tôi chưa kịp nói lời cảm ơn, chưa kịp viết bài cho cuốn thơ “Lời tình buồn” với những ca từ mà thế hệ tôi ai cũng thuộc: Anh đi rồi còn ai vuốt tóc/Lời tình thơm sách vở học trò/Đêm xuống rồi em buồn không hở/
Trời xa mù tầm tay với âu lo
…tập thơ anh gửi tặng khi anh còn sống.

Càng lớn, tôi càng thấy tình bạn quý giá vô cùng, tìm một người bạn chơi được đã khó, kiếm được người tri kỷ hiểu mình càng khó hơn.

Có lẽ những người làm nghệ thuật, là những người thường cô đơn nhất, mặc dù bạn bè của họ lúc nào cũng vây quanh.
Trong tập thơ “Sinh nhật của một người không còn trẻ” anh Lữ Quỳnh từng viết:


Những ngọn nến thắp
Là hồi ức buồn…

Một ly mình. Và một ly không
Quán hoa giấy chiều nay lãng đãng
Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không

Chiếc ly không là một chỗ ngồi trống vắng, là bóng dáng của một người bạn đã đi xa.

Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ngày xưa, Trịnh Công Sơn đã viết tình bạn quý hơn tình yêu: “May thay trong đời vừa có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có, nhưng không nhiều. Tôi thấy tình bạn quý hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa."

Tôi biết, những người bạn thế hệ các anh đã từng sống như vậy. Và tôi cũng tin một tình bạn quý có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được.

BAN MAI
Quy Nhơn, 5/7/2014

(*) Thơ Lữ Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 1676)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202410:58 CH(Xem: 1898)
Từ California khi trở lại thăm Saigon trong một dịp tết, điều thú vị nhất là tôi được một mình rong ruổi trên những chuyến xe bus, tôi đi khắp Saigon, Chợ Lớn, Phú Lâm. Chẳng cần biết trạm sẽ dừng nơi đâu, tôi đi hết đường hết sá, ngắm nhìn mọi thứ xe lớn xe nhỏ, phố bé xíu hay đường rộng thênh thang. Và để tôi thấy hết mọi người, cùng nhìn luôn mọi thứ… Hôm nay tôi cũng bước đại xuống một trạm dừng, chẳng cần biết tên gọi. Loanh quanh rồi tôi định ngồi ăn trưa ở lề đường nào đó. Nắng và bụi sẽ là gia vị cho những dĩa cơm đường chợ, ly nước mía sẽ làm dịu bớt ồn ào của những tiếng còi xe không bao giờ dứt, khiến thiên hạ chỉ muốn điên đầu. Saigon, những ngày giáp tết, mọi sự vội vàng như đã được nhân lên qua đủ thứ màu trang trí nóng nảy, kiểu xanh vàng và tím đỏ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 2554)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 2847)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2971)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 3548)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4037)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4731)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3865)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3581)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.